Để tránh xáo trộn
Ai cũng biết khi xây nhà cần có thiết kế. Và ai làm thiết kế cũng ít nhiều trải qua nỗi khổ khi phải sửa thiết kế vì thay đổi ý tưởng do sở thích gia chủ, do kinh phí và vô số lý do có lý lẫn vô lý khác nhau. Trong đó, khó chịu nhất theo giới chuyên môn, là thay đổi ý tưởng thiết kế bởi… thầy phong thủy.
|
|
Trị hỏa đâu chỉ nhờ thủy
Không gian cư trú nhiệt đới cứ “đến hẹn” là lại nóng theo mùa và thậm chí thường xuyên, dù ít hay nhiều, chống nóng và sống chung với cái nóng đã thành nề nếp, truyền thống và lưu giữ không ít kinh nghiệm từ xưa. Thời của thiết bị điều khiển thông minh, tự động, tương tác… như hiện nay có lẽ không khó để tạo sự mát mẻ tức thời bằng hệ thống làm mát, điện lạnh từ đơn giản đến cầu kỳ. Nhưng để làm mát nhà một cách bền vững trong thực trạng môi trường sống ngày càng nhiều biến động như hiện nay, thì câu chuyện làm mát nhà cửa với nước dường như đang được khơi lại.
|
|
Xanh bằng mặt nước
Với những công trình kiến trúc hiện đại, dù đã có nhiều thay đổi, thì nước vẫn là một “vật liệu” hữu hiệu góp phần tăng giá trị cảnh quan, cải thiện môi trường cho công trình. Nước vừa có vai trò công năng, vừa có giá trị thẩm mỹ. Nước cũng là một yếu tố quan trọng trong phong thủy ở các công trình kiến trúc cổ.
|
|
Ở nhà riết, biết dọn gì?
Dọn nhà, tu sửa nội ngoại thất dịp cuối năm cũ, đầu năm mới là nét văn hóa không chỉ có trong truyền thống của cư dân Việt xưa nay mà còn của đa số các nước trên thế giới.
|
|
Covid-19 và những thay đổi
Dịch Covid-19 hơn hai năm qua đã làm thay đổi cuộc sống, công việc và rất nhiều thứ của hàng tỷ người trên khắp trái đất. Đến thời điểm này, người ta buộc phải thừa nhận rằng không thể “zero Covid” được, mà phải sống chung với nó, phải thích ứng linh hoạt trong mỗi hoàn cảnh cụ thể. Kể cả khi dịch đã đi qua ở mỗi nơi, mỗi thời điểm, thì cũng không ai dám chắc rằng dịch bệnh không quay trở lại. Đã có rất nhiều thay đổi trong thời Covid…
|
|
Bếp trong vườn nhà
Một năm trở lại đây, thói quen làm việc tại nhà đã không còn xa lạ với chúng ta, dần dần trở thành xu hướng và được nhiều người chủ động lựa chọn trong diễn biến vẫn còn nhiều phức tạp của tình hình dịch bệnh. Giữa giai đoạn căng thẳng và nhiều hạn chế khi thực hiện quá trình giãn cách xã hội, khu vườn trở thành nơi lui tới thường xuyên, không gian lí tưởng để thay đổi, cải thiện tâm trạng, trao đổi cảm hứng gần gũi và an toàn nhất.
|
|
Phở đáng mặt quốc bảo của Việt Nam
Mở đầu cuốn The Pho Cookbook, trả lời câu hỏi “Phở là gì?”, Andrea Nguyen xác định “đó là món ăn tinh túy của nền văn hóa Việt Nam, đến nỗi người ta định nghĩa nó thật lãng mạn: “cơm là vợ còn phở là bồ”. Trước khi viết cuốn sách Nguyen đã về tận Việt Nam để tìm hiểu nguồn cội của phở. Tuy không phải nguồn gốc Việt Nam, nhưng phở đang trở thành một thứ quốc bảo.
|
|
Phát triển bảo tàng với nhiều cách tiếp cận
Nếu như với giới mộ điệu nghệ thuật, dân chuyên môn và nhà nghiên cứu, bảo tàng tiếp cận người xem bằng những “trò chơi” về mặt hình khối và tương tác với không gian đô thị, thì hiện nay, để thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan, bảo tàng ngày càng đề cao sự tương tác giữa con người với không gian, thời gian, vật thể thông qua công nghệ hiện đại. Thậm chí, công nghệ thực tế ảo còn cho phép bảo tàng khôi phục hình ảnh, phục dựng quá khứ và đưa người xem trở về, song hành cùng các di sản một thời. Đây cũng là “thỏi nam châm” thu hút rất nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là thanh niên, sinh viên và trẻ em trong thời đại 4.0 ngày nay.
|
|
Công trình văn hóa thời Covid: Xoay xở ở bảo tàng, thư viện
Hiếm ai đến Paris có thể cưỡng lại sức hút của thành phố này về mặt du lịch qua các danh lam thắng cảnh. Đặc biệt hơn cả là các thư viện lừng danh, nơi những “mọt sách” khắp nơi đều mê mẩn và hệ thống bảo tàng đã thành thương hiệu của Kinh đô Ánh sáng. Tuy vậy, đại dịch Covid hiện gây ra không ít khó khăn với hệ thống du lịch văn hóa “đặc sản Paris” này. Vắng khách du lịch, trong khi chính dân cư bản địa cũng bắt buộc hạn chế tiếp xúc nơi công cộng, nên các thư viện - bảo tàng vốn luôn đông đúc ở Paris trở nên im vắng đến mức kinh ngạc. Vì vậy đến năm 2021, để tồn tại và duy trì hoạt động bền vững, chính quyền Paris đã phải thay đổi phương cách du lịch trải nghiệm trực tiếp bằng du lịch tham quan qua công nghệ và thay đổi đối tượng phục vụ chính cho cả hai loại hình công trình này. Để làm được vậy, các ngành quản lý của Paris đều đã vào cuộc để tìm cách “xoay xở” từ tháng 3.2020, khi đợt bùng phát Covid thứ nhất xuất hiện trên toàn châu Âu.
|
|
Tắm tiên trong nhà
Nhiều người hẳn biết huyền sử về chàng Chử Đồng Tử và nàng Tiên Dung nên duyên từ việc tắm tiên của công chúa ngoài bãi sông. chuyện cho thấy người xưa cũng luôn có mơ ước hướng về thiên nhiên, gần gũi tự nhiên trong những sinh hoạt đời thường, kể cả việc cần phải kín đáo: Đó là tắm!
|
|
Thực hư cầu thang liên quan phong thủy
“Nghe nói cầu thang xoáy không tốt về mặt phong thủy; Nghe đồn cầu thang nếu bị đi thẳng ra cửa là khiến tài lộc trôi ra theo; Nghe người ta bảo chiếu nghỉ cũng phải đếm theo bậc sinh lão bệnh tử nếu không sẽ xui xẻo”... Khá nhiều những đồn đại kiểu “nghe người ta nói” có liên quan đến bố trí, quy cách của cầu thang trong nhà ở mà chưa hề có kiểm chứng khoa học, lại càng không thấy hiển hiện rõ ràng trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Vậy đâu là thực hư chuyện cầu thang liên quan đến phong thủy nhà cửa?
|
|
Phân ngôi khách - chủ thời hiện đại
Thường thấy dân gian hay coi trọng việc phân ngôi khách chủ trong tiếp đón khách, phải chăng đó là việc xác định ai ngồi ghế nào trong bộ salon? Một số gia đình hiện nay thường cố định vị trí ngồi của chủ nhà, không ai được ngồi vào vì chỗ đó hợp hướng với tuổi gia chủ, vậy có nên làm thế không khi sắp xếp nội thất phòng khách theo kiểu hiện đại? Nhờ quý báo giải thích giùm. Lê Minh Khánh, đường Cao Lỗ, quận 8, TP.HCM
|
|
Chuyện hàng rào
Hàng rào - theo nghĩa đen là “sản phẩm xây dựng có chức năng ngăn cách không gian, địa giới” (Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam - 2005). Trong kiến trúc thì hàng rào là một phần gắn liền với công trình kiến trúc, với sân vườn. Hàng rào vừa là để ngăn chia, bảo vệ, vừa đóng vai trò như một bộ phận kiến trúc trong tổng thể. Đôi khi, hàng rào như một tấm khăn mùa thu, một chiếc nơ mùa hạ… như chỉ để tô điểm cho công trình.
|
|
Đâu phải bởi cơ chế?
Xin mượn cách nói giống tựa một bài hát để chỉ tình trạng tại TP.HCM đang có nhiều công trình hạ tầng bị thiếu, nhiều công trình bị chậm trễ, ngưng trệ. Trong khi đó, một số thành phố, địa phương khác vẫn làm được. Một điều có thể khẳng định là chắc chắn họ có cùng chung cơ chế, chính sách với TP.HCM. Bởi vậy mới nói, đâu phải bởi cơ chế?
|
|
Công trình văn hóa thời Covid: Xoay xở ở bảo tàng, thư viện
Hiếm ai đến Paris có thể cưỡng lại sức hút của thành phố này về mặt du lịch qua các danh lam thắng cảnh. Đặc biệt hơn cả là các thư viện lừng danh, nơi những “mọt sách” khắp nơi đều mê mẩn và hệ thống bảo tàng đã thành thương hiệu của Kinh đô Ánh sáng. Tuy vậy, đại dịch Covid hiện gây ra không ít khó khăn với hệ thống du lịch văn hóa “đặc sản Paris” này. Vắng khách du lịch, trong khi chính dân cư bản địa cũng bắt buộc hạn chế tiếp xúc nơi công cộng, nên các thư viện - bảo tàng vốn luôn đông đúc ở Paris trở nên im vắng đến mức kinh ngạc.
|
|
Giao thông cho người khuyết tật tham gia cộng đồng
Từ năm 2006, TP.HCM đã thực hiện chương trình giao thông tiếp cận, tạo thuận tiện cho người khuyết tật tiếp cận, hòa nhập với cộng đồng. Nhưng kết quả đánh giá mới đây của sở Giao thông vận tải TP.HCM lại nhận định: “Hiện nay, người khuyết tật tại thành phố còn gặp nhiều trở ngại trong việc sử dụng các công trình xây dựng và giao thông công cộng”.
|
|