Sân bay Daocheng Yading, Tibet. Sân bay cao nhất (nằm ở độ cao 4.411 mét) cùng cảnh quan xung quanh và bầu trời cao trong xanh ở đây tạo nên cảnh quan thực sự thú vị.
Sân bay Quốc tế Denver (Colorado), Mỹ do kiến trúc sư Curtis Fentress thiết kế. Những lều lớn làm bằng sợi thủy tinh chứa teflon trắng bắt chước dãy núi lại vừa giống một ngôi làng xa xôi trên nền những đỉnh núi hùng vĩ tạo một ấn tượng bất ngờ.
Sân bay Quốc tế Chhatrapati Shivaj (Mumbai), Ấn Độ trông giống như một cung điện hơn là quanh cảnh sân bay. Nó nổi tiếng với Terminal 2, trông giống như bộ phim viễn tưởng khoa học với các mối dệt uốn cong và cách sử dụng tương phản sáng và tối, theo VOV.
Sân bay Quốc tế Thâm Quyến, Trung Quốc. Theo kiến trúc sư Massimiliano Fuksas, với mô hình của sân bay này, khi đi bên trong nó, cảm giác đầu tiên du khách cảm nhận được là như đi trong bụng một con thú.
Sân bay Marrakesh Menara, Morocco. Thiết kế các mẫu ren khảm tìm thấy trong văn hóa kiến trúc Hồi giáo làm cho tòa nhà rất đẹp khi ánh sáng chiếu vào.
Sân bay Madrid – Barajas, Tây Ban Nha: Sân bay đầy màu sắc và hùng vĩ với sự kết hợp của các cấu trúc nhấp nhô và nhiều điểm nhấn bên trong cùng với ánh sáng tự nhiên làm cho khách qua sân bay có một cảm giác thú vị.
Sân bay Quốc tế Wellington International, New Zealand: Thiết kế được lấy cảm hứng từ những con quái vật biển huyền bí với phía ngoài là mô hình vách đá, làm từ đồng tấm để phản xạ ánh sáng.
Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia: Sân bay do kiến trúc sư người Nhật Kisho Kurokawa thiết kế có trần gắn hệ thống đèn chiếu tạo nên cảnh quan vô cùng sang trọng.
Sân bay Quốc tế O’Hare (Chicago), Mỹ được thiết kế bởi nghệ sĩ người Canada Michael Hayden, một đường hầm đèn neon nối khu C và khu B của sân bay theo một cách siêu thực trông giống như một chiếc cầu trượt băng cầu vồng, tạo cho hành khách ấn tượng bối rối, lúng túng ban đầu nhưng thực sự thú vị. Bước vào khuôn viên sân bay, khách du lịch sẽ cảm thấy như lạc vào một quán bar sang trọng.
Theo Thạch Thảo (TH)