Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh: Chuyện quanh cái ghế
Trong thời đại mà truyền thông và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, thì mọi vấn đề đều có thể là tâm điểm của sự chú ý. Mở báo chính thống hay xem trên mạng xã hội, mấy hôm lại có một vụ “lùm xùm”, từ các vấn đề nhỏ to của xã hội, tới giáo dục, y tế, pháp luật, văn hóa – giải trí… Và mới đây lại có một vụ “lùm xùm” trong lĩnh vực kiến trúc – một phạm vi tưởng chừng như khá lặng lẽ và cách biệt bởi tính chuyên môn cao. Đó là phản ứng của giới nghề và dư luận về công trình Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh.
|
|
Phát động Cuộc thi Giải thưởng Đồ án sinh viên tốt nghiệp xuất sắc lĩnh vực Kiến trúc Cảnh quan năm 2022
Cuộc thi do Chi hội Kiến trúc sư Cảnh quan Việt Nam đã tổ chức phát động vào ngày 18.8.2022.
|
|
CÂU CHUYỆN DÒNG SÔNG BÊN ĐỜI NHỮNG THÀNH PHỐ
Dòng chảy phát triển của đô thị là điều bất biến, giống như nước sông luôn đổ ra biển lớn. Những thành phố ghi tên mình trên bản đồ những nơi chốn đáng sống, hầu như đều gắn với những dòng sông. Sự khai sinh ra đô thị có mặt dòng sông. Song đôi khi dòng đời đô thị biến động, dòng sông đôi khi bị lãng quên một giây phút nào đó. Nhưng chỉ đôi chút thôi, thành phố cũng sẽ quay trở lại với dòng sông, như một lẽ tất yếu của hành trình ra biển lớn. Rất nhiều những câu chuyện để kể về sự trở lại với sông của các thành phố, mà hôm nay chúng ta cùng nhau lắng nghe một đôi câu chuyện như vậy để cùng suy ngẫm.
|
|
TỪ CẦU MỐNG, BẾN BẠCH ĐẰNG, NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VEN SÔNG
LTS: Ngày 15.5.2022 vừa qua, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi cùng nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã có hành trình hơn 2 giờ xuôi thuyền khảo sát sông Sài Gòn. “Thành phố đang muốn phát triển không gian ven sông”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên khẳng định trên Tuổi Trẻ. Báo Tuổi Trẻ ngày 16.5.2022 cũng dẫn ý kiến của Bí thư Thành ủy: “Chính quyền lo làm tốt vai của mình là quy hoạch, thiết kế, còn báo chí, chuyên gia làm tốt việc hiến kế, góp ý giải pháp và người dân cùng chung tay để tới dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước chúng ta có một dấu ấn ấn tượng từ việc phát triển, khai thác sông Sài Gòn”.
|
|
VỈA HÈ CHO NGƯỜI ĐI BỘ TRÊN CAO
Khoảng 2 năm gần đây, vấn nạn “ùn tắc giao thông” của Đà Lạt luôn là một trong những đề tài làm hâm nóng các chương trình, nghị sự của tỉnh và thành phố; các chuyên gia cũng đưa ra một số giải pháp để chính quyền tham khảo trước khi quyết định. Quá trình triển khai, trên các trang mạng xã hội, không thiếu những ý kiến đa chiều, bình phẩm khen chê, có người còn hoài nghi kết quả chuỗi công việc trong quá trình thực hiện sẽ làm hỏng nét đặc trưng, bản sắc của phố núi Đà Lạt ngàn hoa (?)…
|
|
CẦN GIẢI PHÁP KHẢ THI THU HÚT NHÀ ĐẦU TƯ THAM GIA CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SÔNG SÀI GÒN VÀ KÊNH RẠCH TP.HCM
Xin lược ghi ý kiến của KTS Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM xung quanh chủ đề này.
|
|
Ai là Ông Tổ nghề Quy hoạch-Kiến trúc của Sài Gòn?
“Uống nước nhớ nguồn”, làm nghề nào cũng thờ cúng Tổ Nghiệp! Từ lâu rồi, nhiều hội đoàn nghề nghiệp ở nước ta đều tôn vinh những người tài đức - tiên phong dựng nghiệp vững vàng cho đời sau tiếp bước. Chẳng hạn, thiền sư Tuệ Tĩnh – đời nhà Trần được coi là Tổ Đông Y. Sứ thần Lương Nhữ Học - đời nhà Lê là Tổ Khắc ván in. Còn Tổ Kim hoàn ở Hà Nội là ba anh em họ Trần và ở Sài Gòn là bà Lệ Châu. Nghề Hát bội cũng có ông Tổ là Đào Duy Từ. Nghề nhiếp ảnh có cụ Đặng Huy Trứ. Thế còn nghề Quy hoạch và Kiến trúc, một ngành nghề xem ra rất hiện đại, có Tổ Nghiệp là ai?
|
|
“Nghe”Đỗ Trung Quân “vẽ” những ngày giãn cách
Vẫn thấy ở đó vẻ đẹp của sự thanh thoát, dịu dàng, đậm chất thơ, nhưng cũng biểu đạt cả gai góc, chết chóc, rồi bừng sáng tin yêu và hy vọng trong các họa phẩm mới nhất của nhà thơ Đỗ Trung Quân ở những ngày giãn cách xã hội.
|
|
TS.KTS Lê Quang Linh: Kiến trúc sư là người vẽ nên giấc mơ cho người khác
TS.KTS Lê Quang Linh tốt nghiệp đại học Hawaii ngành kiến trúc và làm việc 15 năm ở Mỹ, ở đây anh đã có những thành công nhất định. Và rồi cách đây hơn 9 năm, anh chọn trở về Việt Nam và gắn bó cho đến nay. Tại đây, sau một thời gian ngắn cộng tác với một đơn vị thiết kế khác, anh thành lập công ty TNHH Xây dựng và Thiết kế Phong Cách Mới (The Modern Touch), đây cũng là một trong những công ty tiên phong về Revit trong khai triển thiết kế không chỉ ở Việt Nam mà cả khu vực châu Á.
|
|
Nhà ở thời hậu Covid-19 thay đổi ra sao?
LTS: Giãn cách, làm việc ở nhà, mua sắm qua mạng, không đi du lịch... là thực tế mà ai cũng đã trải qua trong đại dịch Covid-19. Nhu cầu của người tiêu dùng về chỗ ở đã thay đổi và điều đó sẽ dẫn đến những thay đổi gì trong thiết kế, chăm sóc nhà ở? KTS Pauline Hsu, công ty Paradigm Design & Interiors ở San Francisco, Mỹ sẽ trả lời câu hỏi này bằng ghi nhận thực tế hành nghề thời gian qua trong cuộc trao đổi ngắn với KT&ĐS.
|
|
Chia sẻ khó khăn, cùng nhau vượt qua đại dịch
LTS: TP.HCM đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid 19 thứ tư bắt đầu từ 27.4. Giữa tâm dịch, các kiến trúc sư thành phố đã bị ảnh hưởng thế nào từ đại dịch, họ đang làm gì trong những ngày giãn cách, họ có đóng góp gì về chuyên môn cho thành phố và chuẩn bị gì cho tương lai sau dịch? KT&ĐS đã ghi nhanh ý kiến của KTS Nguyễn Trường Lưu, chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM xung quanh những vấn đề trên.
|
|
LỰA CHỌN SẮC MÀU BỀN VỮNG THEO XU HƯỚNG "THIẾT KẾ XANH" TRONG KIẾN TRÚC - NỘI THẤT
Có thể nói rằng lớp sơn ngoài như một chiếc áo, vừa đóng vai trò bảo vệ và cũng đồng thời tạo nên tính thẩm mỹ cho công trình. Xu hướng Kiến Trúc Sinh Thái - hay "Thiết Kế Xanh" ngày nay ứng dụng các công nghệ mới để tiết kiệm năng lượng và sử dụng vật liệu bền vững nhất cho công trình.
|
|
CÁO PHÓ
|
|
Nhà ống và cháy nổ
Với từ khóa “nhà ống-cháy nổ” có thể tìm được trên mạng nhiều bài báo thông tin về những sự cố cháy nổ xảy ra trong thời gian qua. Một nguyên nhân được nhắc đến không ít là những ngôi nhà ống bít bùng không lối thoát hiểm. Có quá nhiều ý kiến đề xuất của các nhà chuyên môn trong nhiều lãnh vực, cơ quan chức năng PCCC phân tích nguyên nhân, giải pháp đã xuất hiện trên báo chí, truyền thông. Thực trạng đáng buồn là sau cháy nổ, sau những phân tích trên báo chí truyền thông và những đề xuất lại là... những vụ cháy nổ mới. Mục Thời sự kiến trúc của KT&ĐS số này mời bạn đọc cùng tham gia mổ xẻ vấn đề với sự tham dự của KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh.
|
|
Mái chồng mái
Trong những năm gần đây các kiến trúc sư của chúng ta đã thiết kế và xây dựng nhiều ngôi nhà có mái truyền thống. Và hơn thế họ đã tạo ra những ngôi nhà có nhiều tầng mái xếp chồng lên nhau một cách sinh động và hấp dẫn. Tất cả chúng như đang tạo nên một nét chấm phá đáng yêu trong chùm kiến trúc mới xây thời hội nhập. Dường như đang ló rạng một khuynh hướng tìm tòi: “mái chồng mái”.
|
|
Từ Nghĩa trang Yên Trung nhớ lại nhà Bảo tàng Pác Bó
Chuyện thời sự nóng trong lĩnh vực những ngày trước và cả sau tết là thông tin về “nghĩa trang Yên Trung phục vụ nhu cầu an táng cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước; các anh hùng, danh nhân của đất nước với nguồn vốn dự kiến khoảng 1.400 tỷ đồng từ ngân sách”.
|
|