Lễ hội thiết kế London 2021 và các tác phẩm điêu khắc đường phố
Một trong những bổ sung quan trọng nhất cho Lễ hội Thiết kế London 2021 là một loạt tác phẩm điêu khắc gỗ trên đường phố London do dự án Designposts giới thiệu. Ở đây mỗi tác phẩm đều thể hiện tinh thần của 1 trong 10 khu thiết kế chuyên dụng của lễ hội.
|
|
Xây dựng TP.HCM có chất lượng sống tốt, môi trường làm việc hấp dẫn, có tính đa dạng văn hóa, bảo tồn di sản và cảnh quan sông nước
Đó là một trong những nội dung trọng tâm được nhắc đến trong Quyết định 1528/QĐ-TTg phê duyệt “Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060” mà Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký ngày 14.9. Ngay sau đó, ngày 16.9, quyết định 1538/ QĐ-TTg phê duyệt “Nhiệm vụ quy hoach chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040” cũng được công bố. Đây là những sự kiện quan trọng liên quan đến định hướng phát triển TP.HCM trong ít nhất là 40 năm tới.
|
|
Để bảo tàng không chỉ là nơi trưng bày: Cần nhiều hơn tâm và tầm
Không chờ khi thông tin về “Thi công dự án giao thông làm ảnh hưởng kết cấu bảo tàng Mỹ Thuật TP.HCM vẫn chưa được khắc phục” hoàn toàn chìm khuất, trôi qua trong sự thờ ơ thì chúng ta mới thấy sự thiếu quan tâm của công chúng với hệ thống bảo tàng hiện nay ở Việt Nam(1). Vì đâu nên nỗi như vậy, trong khi chính chúng ta còn ít lui tới bảo tàng, như báo chí dùng từ “vắng như bảo tàng” để mô tả hiện trạng này(2)? Câu hỏi từng được mổ xẻ nhiều và hiện chưa có lời đáp, thay đổi nào khả quan. Thực tế không cần đến chuyên gia khảo sát cũng có thể nhận ra sự vắng vẻ của bảo tàng Việt Nam thực sự là hồi chuông báo động, cần cuộc “đại phẫu” toàn diện và căn cơ(3).
|
|
Giữ gìn hơi thở văn hóa đô thị: Ngày hôm qua ở đâu?
Tiếp nối quan điểm giữ gìn hơi thở văn hóa cho đô thị về mặt quy hoạch - kiến trúc chính là thiết kế công năng tiếp diễn, cần xác lập hệ thống khung giá trị để tránh tình trạng xâm hại di tích, đập bỏ công trình với lý do “chưa đủ cơ chế, chưa thấy xếp hạng di tích”. Thực ra ngay tại các nước phát triển có kinh nghiệm về bảo tồn cũng gặp phải tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”. Vấn đề nằm ở chỗ, cái “chuồng” của họ không chỉ đóng khung trong phạm vi để “nhốt con bò”, đó là tổng thể các hệ chuẩn mực về ứng xứ văn hóa và chế tài đủ mạnh để mỗi câu chuyện về ngày hôm qua đều tiếp nối trong ngày hôm nay thật rõ ràng, minh bạch và hấp dẫn.
|
|
FFU - mô hình thông tin xây dựng sau thời kỳ BIM
Ngày nay, việc xây dựng các công trình có quy mô lớn ngày càng nở rộ, mà thiếu đi sự quan tâm kỹ càng đến tính hợp lý của chúng, phải chăng lại gắn liền với sự phổ biến của mô hình BIM? Như vậy, có hay không một mô hình quản lý thông tin khác, ngoài tính chất vật lý còn có thể hỗ trợ sự thích dụng trong thiết kế? Bài viết này cung cấp thêm một góc nhìn chuyên môn mới nhất từ các nghiên cứu sinh của Đại học Sheffield (Anh Quốc).
|
|
Cá tính riêng của nơi làm việc
Tòa nhà văn phòng Thiên Thảo tọa lạc trên một con phố khá điển hình của Hà Nội, với loạt nhà phố liên tiếp, lòng đường và vỉa hè khá rộng vì đây là khu vực mới phát triển của Hà Nội. Với vị trí này, tòa nhà được tiếp cận bởi nhiều hướng và dễ được nhận thấy khi đi trên phố.
|
|
Hài hoà sông nước
Vượt qua 11 công trình thiết kế khác, công trình thiết kế trụ sở làm việc công ty xổ số kiến thiết tỉnh Vĩnh Long của ThS. KTS Đinh Văn Phúc đã đoạt giải nhất và được chủ đầu tư chọn thi công.
|
|
Dùng BIM để mang niềm vui đến cho chủ nhà
Revit hay Bim dù sao cũng chỉ là những công cụ để giúp hành nghề. Thông qua câu chuyện về BIM, KTS Lê Quang Linh đã chia sẻ về câu chuyện làm nghề và những tâm sự với các kiến trúc sư trẻ.
|
|
KTS Lê Anh Đức: "Thị trường thiết bị chiếu sáng có tiềm năng tăng trưởng đến 200% mỗi năm!"
Sau chuyên đề “Xu hướng và công nghệ chiếu sáng” trên KT&ĐS số 171 vừa qua, chúng tôi nhận được một số ý kiến của bạn đọc tìm hiểu thêm về thị trường thiết bị chiếu sáng và những vấn đề xung quanh dịch vụ tư vấn, thiết kế chiếu sáng trong kiến trúc. Từ những thắc mắc trên, Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với KTS Lê Anh Đức, sáng lập viên Alis Lighting, giảng viên môn Thiết kế ánh sáng, bộ môn Nội thất, khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng
|
|
Nhà cộng đồng ở Hội An
Tháng 11.2015, giới kiến trúc Việt Nam có tin vui. Đó là có 2 công trình ở Việt Nam do các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế đoạt giải tại Liên hoan kiến trúc thế giới (World Architecture Festival - WAF) được tổ chức từ ngày 4 đến 6.11 tại Singapore. WAF là một hoạt động thường niên có uy tín của giới kiến trúc sư quốc tế, tôn vinh và trao giải cho những công trình kiến trúc ấn tượng trên khắp thế giới. Trong số đó, công trình “nhà cộng đồng Cẩm Thanh” (Hội An, Quảng Nam, Việt Nam) đoạt giải nhất ở hạng mục công trình dân dụng - cộng đồng.
|
|
Kiến trúc sư Huy Phạm: Người mê gỗ
Là kiến trúc sư, sáng lập 282 Design, nhưng Huy Phạm lại tự nhận mình là một người yêu gỗ, say gỗ đến độ: “Tôi thấy gỗ có tính cách như con người”. Anh từng dành nhiều thời gian lang thang qua các nước Bắc Âu tìm hiểu quy trình sản xuất gỗ, đi đến các vùng rừng đặc dụng ở Đông Nam Á nghiên cứu về gỗ Teak, mong muốn phát triển các mô hình trồng rừng, tái tạo rừng, sử dụng gỗ trồng theo phương cách bền vững đã học được vào Việt Nam.
|
|
Ngôi nhà thân thiện - nơi gặp nhau của phong thuỷ và kiến trúc
Để hoàn thiện nơi ăn chốn ở của mình, con người đã trải qua một chặng đường dài tìm tòi thử nghiệm không mệt mỏi. Thế mà cho đến nay, một không gian kiến trúc gần gũi, thân thiện với môi trường tự nhiên hay còn gọi là kiến trúc sinh thái (KTST), kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững vẫn còn là ước mơ.
|
|
KTS Nguyễn Hoàng Mạnh: "Làm nghề thực thụ thì không thể là họa viên của chủ đầu tư"
LTS: Cuộc trò chuyện của KT&ĐS với KTS Nguyễn Hoàng Mạnh diễn ra ngay sau buổi tọa đàm đóng góp ý kiến cho hoạt động và tổ chức của “Hội đồng kiến trúc sư hành nghề” cùng bộ “Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư”. Nội dung cuộc trò chuyện vì vậy cũng không ngoài chuyện làm nghề.
|
|
Võ Trọng Hồng: Kiến trúc làm nền cho hội họa
Những cây cầu cổ ngang dòng Seine ở Paris, góc nhỏ bình yên của Grenoble - miền tây nam Pháp, nét tĩnh lặng ngày đông ở trời Âu, cho đến bờ sông Hồng, đầm tôm ở Bà Rịa, hay những góc phố thân quen của Hà Nội… vẻ đẹp của kiến trúc, của không gian được đưa vào hội họa bằng chất liệu màu nước. Người vẽ nên những tác phẩm ấy là Võ Trọng Hồng, không phải họa sĩ, mà là một kiến trúc sư.
|
|
Lang thang qua miền di sản
“Miền di sản” là tập 5 trong bộ sách “Lang thang phố thị” của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng vừa được ra mắt bạn đọc. Ngay ở đầu sách, anh đã giới thiệu, “một lần nữa, xin được làm người hát rong kể lại, vẽ lại những gì đã nghe được và tận mắt nhìn thấy”. Nhà thơ Lê Minh Quốc nhìn nhận, nét khác biệt của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng là ở chỗ anh chọn cách viết ngẫu hứng, nói nôm na là viết theo phong cách “lang thang phố thị”(1)
|
|
KTS Nguyễn Ngọc Dũng: “Chúng ta đã tệ bạc với những dòng sông”
Tác phẩm Lang thang phố thị 2 của KTS Nguyễn Ngọc Dũng vừa đạt giải bạc - giải duy nhất của thể loại Công trình nghiên cứu lý luận phê bình trong Giải thưởng Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh lần thứ Nhất năm 2017. Cà phê đầu tháng đã có cuộc trò chuyện với KTS Nguyễn Ngọc Dũng về những điều nhìn thấy và cả những điều đọng lại sau lúc lang thang.
|