Là dự án dài hạn của atelier tho.a, nghiên cứu các cấu trúc độc lập trong khả năng tương tác với các giới hạn của một bao cảnh định sẵn.
Tương tác của cấu trúc và không gian hình hộp chữ nhật của phòng khách không chỉ thay đổi tăng giảm theo kích thước nhưng cả về hình dạng: hệ khung gỗ mà theo đó lớp màn vải được căn chỉnh có tiết diện thay đổi từ vuông, bát giác, thập lục giác sang hình tròn. Khởi đầu bằng hình vuông với 4 cạnh hữu hạn và kết thúc bởi hình tròn vô hạn các điểm, sự chuyển hoá đi từ một cảm thức không gian cơ bản, quen thuộc đến cực đoan, hay nói cách khác, từ thực tế đến lý tưởng. Để từ đó, với viễn cảnh kết thúc chuỗi chuyển hoá, một chiều kích khác của tinh thần được kích hoạt …
Lấy bối cảnh của căn hộ chung cư điển hình một phòng ngủ. chức năng cụ thể của nó trong trường hợp này là biến đổi gian phòng khách thông thường thành một phòng trà với vật dụng tối thiểu.
ZU 1
Địa điểm: Quận 2, TP. HCM
Nhóm thiết kế: Phạm Nhân Thọ, Huỳnh Thư Hoàn, Khoa Văn Trung
Xây dựng: Toko Studio
Với tài “biến hóa” các nhà thiết kế đã “hô biến” không gian phòng khách thành một phòng trà với các chi tiết vô cùng đơn giản
Một ụ rơm “mọc” lên trên khoảnh sân nhà tạo sự thích thú cho con trẻ khi được “sống”, được chơi những trò chơi con trẻ trong ngôi nhà lạ lẫm này
Ụ rơm có cấu trúc rất đơn giản, những thân lúa đã tách hạt chồng chất thành ụ lớn nằm chễm chệ trên cánh đồng sau mùa gặt. Với trẻ con thành thị, nó có sức hấp dẫn gần như ông già noel, hình dáng tròn trịa, cảm giác êm ái và bí ẩn.
ZU 2
Địa điểm: Hóc Môn, TP.HCM
Nhóm thiết kế: Phạm Nhân Thọ, Lê Ngọc Cường, Phan Quốc Đạt
Xây dựng: gỗ Hào Phát
Nằm trong khuôn viên rộng, ở giữa hai cây cao lớn thuộc họ nhà thông, “ngôi nhà” nhỏ cho cậu con trai của chủ nhà được dựng nên bởi cấu trúc gỗ với mặt bằng hình vuông khắc kỷ
Ánh nắng len lỏi vào không gian này qua những khe hở của các thanh gỗ. Chiếc cửa sổ hình tròn có thể vừa nằm đọc sách, học bài, có thể là chỗ ngồi nói chuyện với bạn bè, có thể ngắm trăng sao qua mái nhà cũng được thiết kế cách điệu như là một chiếc lộng hay đơn giản chỉ là một chiếc lá
Bị thu hút bởi hình thức này, tho.a quyết định tạo ra Zu 2 như một bất ngờ cho trong vườn nhà những người bạn nhỏ, bỗng ngày nọ “mọc” lên một ụ rơm. Trên sàn gỗ được nâng cao với phần móng cố định nhẹ nhàng, các thanh gỗ chồng lớp và xoay nương theo khung cấu trúc bằng sắt tạo nên không gian hình cầu, những khe hở lớn dần lên tới đỉnh kích thích sự tò mò. Cũng như nhà của phụ huynh, Ụ rơm có các ô cửa vừa nghiêm khắc vừa sinh động, nêu ra “gợi ý” và sẵn sàng biến đổi chức năng theo tưởng tượng của lũ trẻ. Người lớn có thể lo lắng đề nghị một chiếc mái che mưa nắng để không gián đoạn cuộc chơi trong Ụ rơm, thì trong hình dung của con nít nó cũng nhẹ nhàng, đơn sơ như một chiếc lọng, hay chiếc lá khoai bị ngắt vội làm nón trên đường về khi cơn mưa hè chợt đổ …
ZU 3
Địa điểm: Hóc Môn, TP.HCM
Nhóm thiết kế: Phạm Nhân Thọ, Lê Ngọc Cường, Phan Quốc Đạt
Xây dựng: gỗ Hào Phát
Với hình dáng như một quả thông không lồ tạo sự cuốn hút cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn, đó là điều mà các nhà thiết kế mong muốn mang đến cho những người sử dụng nó
Mặc dù bắt đầu bằng sự đối lập với hình dáng tròn trịa của Zu 2, Zu 3 cuối cùng lại mang lấy một lớp vỏ “hữu cơ” và ít góc cạnh - kết quả này hoàn toàn nằm ngoài dự tính ban đầu của chúng tôi. Đó là khi phương án vỏ bao che sử dụng trực tiếp các tiết diện vuông và rỗng giữa gặp phải lỗi cong vênh, nhóm đã quyết định thay thế chúng bằng các đoạn gỗ ngắn, vừa tận dụng đường viền uốn lượn vốn có của gỗ, vừa để lộ các mối nối một cách tự nhiên. Các đoạn “vảy” này được gắn rũ xuống 30-45 độ như các “lá sách”, tạo bóng đổ. Kết quả là, Zu 3 có khoảng mở lớn và mát mẻ hơn, gây ra một bầu khí dễ chịu khi ở phía trong công trình. Cộng với hình dáng phía ngoài như một quả thông khổng lồ của nó, công trình dường như bất giác khiến ta phải tự hỏi, có phải tuổi thơ đã “rơi xuống” ở đây, một cao nguyên giữa vùng Đông Nam bộ?
Tác giả: ĐINH QUANG TUẤN