Sisbrick loại vật liệu xây dựng chống động đất, có khả năng phân lập các bức tường từ cấu trúc của tòa nhà chính, làm giảm đáng kể sức căng giữa các yếu tố và các thiệt hại có thể phát sinh.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bách khoa Valencia, UPV đã thiết kế loại gạch chống chịu địa chấn, ứng phó với động đất. Chìa khóa để sản xuất lại gạch Sisbrick này nằm ở sự kết hợp khác nhau của các vật liệu để đạt được 2 tác dụng chính: có thể hấp thu chuyện động địa chấn theo phương ngang, đồng thời hỗ trợ tải dọc nhằm đảm bảo sự toàn vẹn của khung công trình. Thiết kế đặc biệt này sử dụng trong các bức tường phân vùng. Hình dạng gạch chống địa chấn có thể dễ dàng tích hợp vào các kỹ thuật xây dựng truyền thống mà không cần đến các biện pháp hay thiết bị bổ sung.
Thử nghiệm gạch Sisbrick
Kỹ thuật và loại gạch đặc biệt giúp cải thiện khả năng ứng phó với động đất có sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, Sisbrick được dùng chủ yếu cho các bức tường phân vùng. Nhà nghiên cứu Luis Pallares thuộc Viện Khoa học Bê tông của UPV giải thích, những cấu trúc này phản ứng với các vấn đề địa chấn, chỉ giúp cho các bức tường phân vùng có khả năng chống chịu tác động của địa chấn nhưng không giải quyết được thiệt hại trên diện rộng gây ra bởi các trận động đất. Khả năng của Sisbrick là hấp thụ các vận động theo chiều ngang do địa chấn, phân lập các bức tường phân vùng từ khung công trình. Hiệu quả sử dụng như một rào cản, tránh việc chuyển tải từ các bức tường phân vùng tới cấu trúc chính của tòa nhà.
Chỉ cần một lượng tương đối nhỏ các viên gạch Sisbrick là có thể mang lại hiệu quả chống chịu địa chấn. Thí nghiệm chứng mình rằng, nếu các viên gạch được sắp xếp vào các vị trí cụ thể, nhất định thì chỉ cần một số lượng nhỏ có thể đủ khả năng tăng đáng kể sự hấp thu sóng địa chấn.
Thu Giang
Báo Xây dựng /Theo Science Daily